7 quy trình không thể thiếu khi tiếp khách tại nhà riêng

Để tạo bầu không khí tự nhiên và thân mật, chủ nhà cần luôn luôn vui vẻ dịu dàng, nói năng từ tốn, lịch thiệp và giữ thái độ điềm tĩnh khi có chuyện bất trắc xảy ra.

PHÉP LỊCH SỰ KHI TIẾP KHÁCH TẠI NHÀ RIÊNG 

😇 Thái độ của chủ nhà

- Để tạo bầu không khí tự nhiên và thân mật, chủ nhà cần luôn luôn vui vẻ dịu dàng, nói năng từ tốn, lịch thiệp và giữ thái độ điềm tĩnh khi có chuyện bất trắc xảy ra.

1. Cách mời khách
- Tiệc chiêu đãi long trọng: nên mời khách trước độ vài tuần.
- Tiệc thân mật: nên mời khách trước vài ba ngày.
- Thiệp mời: nên có các chi tiết:
- Tên chủ nhà (chủ đám tiệc)
- Lý do tổ chức tiệc
- Y phục nên mặc khi dự tiệc (nếu cần)

2.  Cách tiếp khách
- Tiếp khách nơi cửa chính.
- Giới thiệu khách đế hiếu biết nhau hầu dễ trò chuyện.
- Gợi ý đề tài câu chuyện, sắp xếp trò chơi thế nào để mọi người có thể cùng tham dự.
- Biết cách trù liệu thực đơn thế nào để có thể ngồi tiếp chuyện với khách luôn, ít phải xuống bếp trông coi việc nấu nướng thức ăn; trường hợp có người phục vụ, chủ nhà nên dặn trước cách bày dọn món ăn theo ý muốn đế có thời gian tiếp khách.

 

7 quy trình không thể thiếu khi tiếp khách tại nhà riêng


3. Cách sắp đặt chỗ ngổỉ
a) xếp theo lối Việt Nam:
+ Theo xưa, khách nam giới và nữ giới thường ít khi ngồi chung một mâm khi dự tiệc.
- Bà chủ nhà tiếp phái nữ trên tấm thảm hoặc bộ ván kê ở góc phòng.
- Ông chủ nhà tiếp khách phái nam ngồi quanh bàn.
+ Ngày nay, trong các bữa tiệc, khách phái nam thường ngồi chen lẫn với phái nữ theo kiểu Tây phương để dễ tiếp xúc với chuyện trò.

b) Xếp theo lối Tây phương:
Tùy thuộc vào loại hình bàn ăn:
- Bàn tròn: Thuận lợi trong việc xếp chỗ ngồi vì toàn thể khách dự tiệc có thể ngồi gần và tiếp chuyện thân mật với chủ tiệc.
- Bàn hình chữ nhật, hình vuông hoặc bầu dục.
+ Theo xưa: ông chủ nhà thường ngồi ở một đầu bàn và bà chủ nhà ngồi ở đầu đối diện, khách ngồi ở hai bên bàn ăn, khách nam được xếp xen lẫn với khách nữ.
+ Hai chỗ ngồi danh dự nhất:
- Ghế bên tay phải của ông chủ dành cho phái nữ.
- Ghế bên tay phải của bà chủ dành cho phái nam.
1. Ông chủ nhà
2. Bà chủ nhà
3. Khách nữ quan trọng
4. Khách nam quan trọng
5. Khách còn lại (nam hoặc nữ)
- Kế đó, hai chỗ ngồi bên trái của ông chủ hay bà chủ cũng có thể dành cho khách quan trọng.

+ Để tạo bầu không khí long trọng, ông chủ và bà chủ cũng có thể ngồi xen lẫn với khách, ông chủ ngồi ở giữ bàn bên này, bà chủ ngồi ở phía dối diện; ở hai đầu bàn có thể đặt vật trang trí.

+ Bàn ăn chỉ đặt ghế ở ba phía

Ông chủ ngồi ở đầu bàn này, bà chủ ngồi đốì diện, khách ngồi một phía của bàn, phía đối diện là vật trang trí.
+ Bàn tiệc to, số khách đông, lẻ: trường hợp này khó sắp khách nam, nữ xen lẫn. Ông chủ ngồi đầu bàn, bà chủ ngồi ở phía đối diện; cũng có thể đổi lại vị trí cho phù hợp.
- Trường hợp có người phục vụ, nên để chủ nhà ngồi cạnh cửa ra bếp, bà chủ nhà ngồi đôi diện để điều khiển chương trình.
- Trường hợp không có người phục vụ, bà chủ nhà phải đảm trách việc, dọn ăn, bà chủ nên ngồi ghế cạnh nhà bếp.

7 quy trình không thể thiếu khi tiếp khách tại nhà riêng

4. Mời khách ngồi vào bàn tiệc.
a. Theo lối Việt Nam: Ông chủ nhà đi đầu dẫn lối mời khách phái nam ngồi vào bàn. Bà chủ nhà hướng dẫn khách phái nữ ngồi vào bàn tiệc.

b) Theo lối Tây phương: Bà chủ nhà đi đầu dẫn lối, theo sau là khách lớn tuổi hoặc quan trọng, ông chủ nhà vào phòng ăn sau cùng.
- Để tạo nên vẻ duyên dáng khi chỉ định chỗ ngồi cho khách, bà chủ nhà nên đứng cạnh ghế của mình, hai tay vịn vào lưng ghế nói rõ ràng vị trí của từng người khách:
Thí dụ: Xin mời bà A ngồi phía tay phải nhà trang trí; xin mời ông B ngồi phía tay phải tôi, xin mời cô c ngồi cạnh ông B...
- Bà chủ nhà nên đặt khách cùng sở thích hoặc cùng nghề nghiệp ngồi cạnh nhau để dễ tiếp chuyện.

5. Khi ăn tiệc
- Lấy khăn ăn đặt trên đùi và bắt đầu ăn khi thức ăn đã dọn sẵn. Trường hợp thức ăn chưa múc ra dĩa, bà chủ nên múc ra mời khách trước, nên múc thức ăn cho mình lần thứ hai để khách không ngại khi ăn lần thứ hai.
- Ăn chậm để cầm khách.
- Khi ăn xong, đứng dậy mời khách rời phòng ăn.

7 quy trình không thể thiếu khi tiếp khách tại nhà riêng

6. Cách mời khách
- Trường hợp không có người phục vụ, chủ nhân phải tiếp thức ăn cho khách. Trường hợp một số lớn các món ăn hoặc tất cả các món ăn đã dọn sẵn trên bàn trước khi mọi người trong gia đình ngồi vào bàn ăn, thức ăn được chuyển về phía tay mặt để mỗi người tự múc lấy.
a) Mời theo lối Việt Nam
- Bà chủ nhà lấy thức ăn, bới cơm, múc canh hoặc Soup vào từng chén, đoạn ông chủ nhà mời khách nam, bà chủ nhà tiếp khách nữ.
b) Mời theo lối Tây phương
- Chủ nhà sẽ cắt món ăn chính (gà, vịt...) và để vào dĩa. Khoai, bánh mì hoặc cơm, các món rau do chủ nhà múc để vào dĩa cạnh món thịt hoặc chủ nhà trao dĩa đựng các thức ăn này cho khách tự múc (bà chủ nhà ngồi ở đầu bàn bên kia sẽ múc thức ăn, rót thức uống cho khách)
+ Cách trao dĩa thức ăn cho khách:
- Khi múc thức ăn xong, chủ nhà có thể trao dĩa thức ăn này trước tiên cho:
a- Bà chủ nhà ngồi ở đầu bàn đối diện.
b- Khách quan trọng ngồi phía bên phải bà chủ nhà.
c- Khách quan trọng ngồi phía bên phải ông chủ nhà.

7 quy trình không thể thiếu khi tiếp khách tại nhà riêng

7.  Thái độ của người dự tiệc
- Đến đúng giờ.
- Ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, phù hơp với yêu cầu bữa tiệc (thân mật long trọng).
- Ăn từ tốn, tiếp chuyện vui vẻ với các người khách dự tiệc, tham dự vào các cuộc vui của bữa tiệc (nếu có).
- Khi ăn xong, tém gọn khăn ăn trên bàn hoặc cho vào dĩa bẩn (nếu khăn giấy).
- Sau khi ăn xong, cám ơn bà chủ nhà trước khi ra về; tránh ở lại quá lâu sau bữa tiệc vì chủ nhà đã mệt cần dọn dẹp để nghỉ ngơi.

⏩ Xem thêm: Cách thức tổ chức tiếp tân làm hài lòng khách hàng
                        Cách thức tổ chức tiếp tân làm hài lòng khách hàng (tiếp theo)

 

RELATED NEWS